X

Chữa bệnh EDS trên gà sao cho hiệu quả? 

Bệnh EDS là bệnh gây nguy hiểm cho gà. Bệnh này khó nhận biết và dễ có nguy cơ lây nhiễm. Cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chữa bệnh EDS trên gà để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhé.

Bệnh EDS trên gà là gì?

Bệnh EDS là viết tắt của từ Egg Drop Syndrome. Đây là bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng sinh đẻ của gà cụ thể là khiến gà đẻ ít. Khi nhiễm bệnh, gà sẽ đẻ ít kèm theo chất lượng trứng giảm. Đặc biệt với trang trại rộng lớn, gà bị nhiễm EDS sẽ khiến gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Trứng của gà nhiễm EDS có màu nhạt, dễ vỡ thậm chí là không có vỏ nên không thể bán được gây thiệt hại xấu cho năng suất của người chăn nuôi.

Nguyên nhân gây bệnh EDS ở gà

Nguyên nhân gây bệnh EDS đến từ một loại virus có tên adenovirus. Loại virus này thường xâm nhập vào cơ thể của gia cầm gây hại đến chức năng sinh sản. Gà bị bệnh EDS sẽ chỉ cho ra trứng kém năng suất, không đạt chất lượng. Vì là bệnh lây nhiễm nên nếu một con bị bệnh thì cả đàn cũng khó tránh khỏi. Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống, qua chất thải và dụng cụ ăn uống. Do lây qua nhiều đường khác nhau nên người chăn nuôi cũng khó có phương án phòng tránh. Ngoài ra, bệnh này còn có một đường lây nhiễm khó tránh đến từ bố mẹ. Gà bố hoặc mẹ bị bệnh thì khả năng cao gà con cũng sẽ nhiễm bệnh này. Tuy là bệnh khó kiểm soát nhưng không phải là không có cách. Người chăn nuôi nên bổ sung kiến thức về loại bệnh này để biết cách phòng tránh và chữa trị.
Bệnh EDS khiến gà sinh sản kém 

Chi tiết về nguyên nhân gây bệnh EDS ở gà

Người nuôi có thể biết được liệu gà của mình có đang bị nhiễm EDS không thông qua hình dạng trứng gà. Trứng gà có bệnh sẽ có vỏ mỏng, sần sùi hay chỉ cần chạm vào là vỡ. Nhưng vì là dấu hiệu bên ngoài nên có thể không chắc chắn 100% rằng gà có bị nhiễm bệnh hay không. Để biết chính xác liệu gà có đang bị nhiễm bệnh không, bạn nên tiến hành xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất. Bệnh tích khiến gà bị EDS xuất hiện ở buồng trứng và ống dẫn trứng của gà. Tử cung có dấu hiệu bị viêm, sưng phù khiến gà khó sinh sản hoặc sinh sản không chất lượng. Hơn nữa, trứng trong bụng có kích thước nhỏ do khó phát triển. Người nuôi có thể căn cứ vào biểu hiện của gà trong thời gian ủ bệnh để xác định đúng kết quả như:
  • Số lượng trứng gà giảm đột ngột
  • Trứng gà nhiễm EDS có hình dạng kỳ lạ. Vỏ trứng có nhiều nếp nặn và dễ vỡ
  • Khi đập trứng ta thấy lòng trắng trứng bị nhão, không có sự rõ ràng giữa lòng trắng và lòng đỏ
  • Trứng ấp không dễ nở nên khó thành con
  • Bệnh EDS có một số triệu chứng như tiêu chảy, lười ăn hoặc bỏ ăn trong nhiều ngày
Do gà bị nhiễm EDS gây ra thiệt hại lớn cho người chăn nuôi về kinh tế nên nếu thấy những dấu hiệu bất thường ở gà, bà con nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và tìm cách khắc phục nhanh chóng.
Gà bị bệnh EDS thường chán ăn 

Cách chẩn đoán bệnh EDS

Khi gà mắc EDS sẽ không có nhiều dấu hiệu để biết chính xác tình trạng bệnh. Nhiều người nghĩ rằng gà chỉ đang gặp triệu chứng bất thường từ thức ăn mà thôi. Vì thế, chẩn đoán sẽ hốt bạn biết chính xác liệu gà nhà mình có đang bị bệnh hay không. Một phương pháp chẩn đoán bệnh EDS được nhiều chuyên gia tin tưởng đó là phản ứng ELISA và xét nghiệm iiPCR. Nếu bạn không tự tin hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm về các loại bệnh ở gà thì nên sử dụng tới phương pháp trên. Nếu thấy gà có dấu hiệu bất thường thì nên nuôi ở nơi tách biệt với những con khỏe mạnh khác tránh xảy ra tình trạng lây nhiễm diện rộng.
Chẩn đoán iiPCR để biết tình trạng bệnh ở gà 

Các cách phòng ngừa bệnh EDS trên gà

Tuy phòng bệnh EDS cho gà khá khó nhưng người chăn nuôi vẫn cần trang bị kiến thức về loại bệnh này để tránh xảy ra thiệt hại lớn. Các biện pháp phòng ngừa bệnh EDS như sau:
  • Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ ăn uống, dụng cụ chăn nuôi để tránh lây nhiễm. Nên dùng thuốc sát trùng NAVETKON-S để vệ sinh hiệu quả hơn
  • Gà ở độ tuổi 15-16 tuần nên được tiêm phòng các loại vacxin bao gồm bệnh EDS
  • Cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho gà. Nếu gà thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi thì nên tăng cường bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng cho gà
Nên cho gà tiêm phòng để ngừa bệnh EDS  Gà bị suy giảm miễn dịch cũng là lúc virus gây bệnh dễ có cơ hội tấn công nhất. Vì thế, ngoài ngừa bệnh ra bà con nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và môi trường sinh hoạt để sức khỏe của gà luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất. Vậy là với thông tin trên bà con đã có thêm kiến thức về cách chữa bệnh EDS trên gà rồi. Áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và chữa bệnh nêu trên để bảo vệ sức khỏe cho đàn gà của bạn.

Add your comment

Your email address will not be published.